Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây
Trong bài viết ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn chủ đề "Chế báo cáo tài chính sạch cho ngân hàng " . Đối với doanh nghiệp sản xuất chúng ta nếu có 100 doanh nghiệp thì có đến 99 doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng . Và mỗi quý có thể 2 quý chúng ta phải nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng . Vậy cách chế báo cáo tài chính SẠCH như thế nào để chúng ta có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng ?
Sau đây tôi sẽ BẬT MÍ cho các bạn nhé .Nào chúng ta bắt đầu thôi !
Báo cáo tài chính sạch cho ngân hàng
Xin chào các bạn kế toán thương mại dịch vụ sản xuất .Dưới đây là 1 số chia sẻ của mình về việc làm báo cáo tài chính sạch cho ngân hàng như thế nào cho đẹp
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ
Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm
+ Thứ 1: Các bạn nên chế các chỉ tiêu không được ảo: Như thuế GTGT còn được khấu trừ, vay ngắn hạn và dài hạn (khoản vay ngân hàng này mà ỏa thì NH họ biết ngay )
+Thứ 2 : Họ chỉ kiểm tra báo cáo tài chính bên các bạn chứ không kiểm tra hóa hóa đơn chứng từ , sổ sách kế toán vậy các bạn cứ đưa đại các nghiệp vụ bán hàng không xuất hóa đơn với đơn vị nào đó, hoặc cá nhân là người dân cho vào 511, hoặc giả cho ai vay một khoản nào đó, hàng tháng thu lãi cho vào 515
* Ví dụ : Một đơn vị xây lắp muốn vay 3 tỉ tiền ngân hàng thì khoản lãi của doanh nghiệp trong báo cáo tài chính phải vào tầm 2 tỷ đến 3 tỷ của năm trước .Nếu doanh nghiệp đang vay thì lập báo cáo tài chính kỳ trước phải có lãi . Và riêng những chỉ tiêu mà thuộc về ngân hàng phải trả đúng hạn như 112,515,311
+ Thứ 3 : Giảm chi phí: cắt bớt lương xuống, khấu hao,giảm bớt chi phí các hóa đơn có giá trị lớn bạn loại bỏ luôn, chỉ giữ lại cái nhỏ => tăng lợi nhuận
* Lưu ý với các bạn là nên sửa ở một vài sổ thôi: VD 334, 642, 621.. vì các bạn sẽ phải chế biến lại số dư của các sổ này (nếu có) để khớp với số liệu trên bảng cân đối số phát sinh gửi cho ngân hàng
+ Thứ 4 : Các bạn cần chú ý đến các chỉ tiêu phân tích tài chính phải đạt yêu cầu (Mà Ngân hàng thực chất xem cái báo cáo tài chính sạch đẹp thế nào chính là phân tích các chỉ tiêu tài chính đấy). Các chi tiều phân tích chủ yếu của họ là:
- Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn. Tỉ số này phải > 1 mới gọi là hiệu quả ít nhất trong thời gian của báo cáo tài chính. Tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh ít nhất.
- Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + TSLĐ khác + Phải thu)/nợ ngắn hạn. Tỷ số này thường > 0,5 là chấp nhận được.
- Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn – giá trị TSCDDD hình thành từ vốn vay). Hệ số này > 1 là tốt nhất. Chứng tỏ có khả năng trợ nợ dài hạn tốt hơn. Ngân hàng thích điều này.
- Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn CSH. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Vì càng nợ ít càng tốt mà.
- Tỷ suất tự tài trợ: VCSH/tổng nguồn vốn. Càng lớn càng tốt. Càng giảm được mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng rất sướng khoản này.
- Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/(phải thu khách hàng bình quân đầu kỳ + cuối kỳ). Chỉ tiêu này cho khoảng bằng 2 là đẹp. Chỉ số này càng cao càng thu hồi nợ chậm, nhưng thu hồi nợ nhanh quá lại không tốt lắm còn yếu tố quan hệ khách hàng nữa.
- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn/Hàng tồn kho bình quân. Chỉ tiêu này đừng để cao quá hoặc thấp quá. Cao nghĩa là hàng bán chậm (ế) bán hàng kém hiệu quả, mà cao quá thì không có hàng dự trữ để có kế hoạch kinh doanh.
- Vòng quay VLĐ = Doanh thu/VLĐ bình quân. Cái này tùy thuộc vào đơn vị bạn, nếu là thương mại thì cần cao nhưng XD... thì không quá cao cũng được. Nó thể hiện khả năng thu hồi vốn.
- Sức sản xuất TSCĐ: Doanh thu/Giá trị TSCĐ
- Sức sinh lợi TSCĐ: Lơi nhuận sau thuế/giá trị TSCĐ
( 02 chỉ số này càng cao càng tốt. Nó cho thấy doanh thu và lợi nhận sử dụng vốn là hiệu quả )Và trên là các chỉ tiêu các Ngân hàng họ thường phân tích và đánh giá là BCTC là đẹp hay sạch. Các chi tiêu tài chính này yêu cầu bạn phải quan tâm tới các khoản chính: khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, doanh thu, giá vốn... này của doanh nghiệp sản xuất rồi
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này khi cần nhé.