Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

Thuế TNCN đối với lao động đã về hưu

Xin chào các bạn! Tôi Thái Sơn đây!

Gần đây thì tôi có nhận được rất nhiều những cái câu hỏi của các bạn học viên của tôi và của một số bạn làm kế toán khác liên quan đến cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động đã về hưu, vì vậy cho nên hôm nay dù có bận đến mấy tôi cũng viết bài chia sẻ về chủ đề này để tất cả mọi người cùng tham khảo.

Các thắc mắc của các bạn tôi sẽ gói gọn trong hai câu hỏi điển hình dưới đây:

Câu hỏi 1:

Công ty em hiện đang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 15/02/2018 với người lao động đã về hưu. Hiện tại, người lao động có khoản lương hưu được chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng/tháng và Công ty thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động này là 10 triệu đồng/tháng. Em tính thuế TNCN cho người lao động này theo biểu lũy tiến từng phần và giảm trừ bản thân người lao động là 9 triệu/tháng. Em tính như vậy đã đúng chưa và cuối năm người lao động có được ủy quyền cho Công ty quyết toán thay thuế TNCN không hay phải trực tiếp đi quyết toán tại cơ quan thuế?

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

  • Câu hỏi rất hay đúng không bạn. Với câu hỏi này chúng ta căn cứ theo:

- Điểm k, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/8/2013 quy định các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:

  • Điểm k: Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Căn cứ theo quy định trên thì phần tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN.

- Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1, Điểm b quy định khấu trừ thuế như sau:

  • Điểm b: Thu nhập từ tiền lương, tiền công - Khoản 1: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

"Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 26, Khoản 1, Điểm c quy định về khai thuế, quyết toán thuế như sau:

  • Điểm c - Khoản 1: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền."
  • Căn cứ theo các quy định trên, công ty ký hợp đồng với cá nhân đã nghỉ hưu thì khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần. Nếu cá nhân đó thuộc trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thay thì công ty bạn quyết toán thuế thay cho cá nhân đó.
Thuế TNCN cho người đã về hưu

Thuế TNCN cho người đã về hưu

Người Truyền Lửa Kế Toán

Thái Sơn


Câu hỏi 2:

Anh đã nghỉ hưu (Quỹ BHXH chi trả) với mức lương hưu là 4,8 triệu đồng/tháng và Anh còn làm thêm với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Vậy Sơn cho anh hỏi như thế thì anh có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Với câu hỏi này, Kế toán xây dựng sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn như sau:

  • Trả lời: 

- Căn cứ theo luật thuế thu nhập cá nhân, tại Điều 4 quy định các khoản thu nhập miễn thuế như sau:

  • Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
  • 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
  • 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
  • 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
  • 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
  • 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
  • 6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
  • 7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
  • 8. Thu nhập từ kiều hối.
  • 9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
  • 10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
  • 11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
  •  Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
  • Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
  • 12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
  • 13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
  • 14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Khoản thu nhập 4,8 triệu/tháng từ lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả cho anh thuộc thu nhập được miễn thuế theo khoản 10 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân nên anh không phải nộp thuế đối với khoản thu nhập này.

- Còn khoản thu nhập 8 triệu/tháng do anh làm thêm, nếu không thuộc các thu nhập được miễn thuế thì vẫn phải chịu thuế.

+ Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân thì: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

+ Nghĩa là với thu nhập 8 triệu/tháng do anh làm thêm sau khi giảm trừ gia cảnh anh thì không còn thu nhập chịu thuế nữa. Nên cũng không phải nộp thuế TNCN.

  • Vậy, với hai khoản thu nhập 4,8 triệu/tháng từ lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả và tiền lương 8 triệu/tháng bạn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Video chia sẻ về cách tối ưu BHXH và Thuế TNCN

WOW!! RẤT TUYỆT ĐÚNG KHÔNG BẠN


Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

Người Truyền Lửa Kế Toán

​                                                                                                                          Thái Sơn

About the author

sonketoan


>

Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay khóa học SÁT THỦ ĐẠI LÝ THUẾ

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x